Đăng nhập :
Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
Nội quy diễn đàn
Thảo luận tại “Quy định và hướng dẫn tham gia diễn đàn” bởi mcneil, 22.07.2012
Trạng thái chủ đề: Thảo luận
Dương Đình Hiệp ddhiep user
Tham gia ngày: 09.03.2015
Ngày gửi: 05.08.2015
Bài gửi: 189
Xem: 4,255

Bạn thích bài viết này?

Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)

Hướng dẫn sử dụng công cụ Seo: SeoQuake & Web developer

Seoquake và web developer là 2 addon quan trọng giúp quản trị website có thể phân tích trang web tối ưu với Google hơn nhằm mục đích nâng cao thứ hạng. Hướng dẫn chi tiết bạn có thể xem video bên trên, dưới đây là tóm lược nội dung hướng dẫn cài đặt công cụ hỗ trợ quá trình làm SEO.

1. Seo Quake:

 

Hướng dẫn sử dụng công cụ Seo: SeoQuake & Web developer

 

SEO Quake là một plugin, nó cung cấp khá đầy đủ thông tin để làm cơ sở cho 1 chiến dịch SEO. Rất nhiều công cụ phân tích kết quả tìm kiếm và các thông số khác ảnh hưởgn tới SEO, những tác vụ có thể lưu lại và so sánh với các dữ liệu tương tự trong quá khứ để xem hiệu quả.

SEO Quake toolbar cho phép bạn biết các chỉ số đánh giá website, các chỉ số bao gồm: Alexa rank, Page rank, Google index, Bing index, Twitter tweet, Facebook likes, Google +1, Internal link, External link, Diagnosis.

Trong đó các bạn cần đặc biệt chú ý tới các chỉ số Alexa rank, page rank, Google index, Internal link, External link.

Pagerank: hay ranking viết tắt là PR hay tạm gọi là thứ hạng trang. Khi nói đến PageRank người ta thường nghĩ đến ngay Google PageRank. Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm.

Google index: Số trang trên website của bạn đã được Goolge/Yahoo/Bing index (đánh chỉ mục)

Alexa: Hầu như các webmaster đều biết đến chỉ số xếp hạng Alexa (Alexa Rankings) vốn dùng để đánh giá tầm phổ biến của các web site trên thế giới. Mặc dù mang nặng yếu tố kĩ thuật song Alexa đã nhanh chóng trở thành một trong các công cụ phổ biến dùng để đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của các web site.

Về cơ bản, Alexa cho biết rằng web site đó được người dùng Internet biết đến và truy cập vào đó phổ biến đến mức độ nào. Tuy nhiên, cũng vì các lý do kĩ thuật mà các webmaster hay công ty SEO quan tâm đến bản chất Alexa là cái gì và nó thực hiện việc xếp hạng các site như thế nào? Tuy nhiên, công ty Alexa không chỉ dừng lại ở việc đơn thuần xếp hạng các web site; họ cũng cung cấp các dịch vụ dữ liệu và dịch vụ quản trị web nhằm cải thiện hệ thống web.

Internal link là gì: là số liên kết từ một bài viết của bạn đến một bài viết khác trong cùng một trang. Chỉ số này là yếu tố góp phần không nhỏ tới việc đưa từ khóa lên top.

External link là gì : là số link trỏ từ trang web của bạn tới trang web khác ( cũng có thể là một trang con trong trang web của bạn)

 

2. Web developer:

 

Hướng dẫn sử dụng công cụ Seo: SeoQuake & Web developer

 

Web Developer extention (Firefox, Flock và SeaMonkey Web browsers) là 1 add-on thêm vào toolbar với nhiều option cho việc debug và thăm dò trang web. 

Nó bao gồm rất nhiều lựa chọn cho developer phát triển website như : validate CSS, validate HTML, infomation, Image… 

Với các chức năng này chúng ta có thể kiểm tra website chúng ta có đúng chuẩn CSS,HTML…hay không đồng thời có thể xem nhanh cấu trúc và các thành phần khác của website.

Giới thiệu chức năng Images và Outline

Images:
Click vào Images sau đó chọn Display Alt Attributes: Thao tác này giúp các bạn kiểm tra được thẻ Altcủa ảnh hiển thị trên website của mình. Nếu bên cạnh các bức ảnh trên website của bạn thuộc tính Alt xuất hiện kèm theo ghi chú thì có nghĩa rằng những bức ảnh đó có thể giúp Google hiểu được. Và nếu như không tìm thấy thuộc tính Alt trên ảnh hoặc có hiện Alt nhưng lại không có ghi chú thì có nghĩa rằng Google không thể đọc được thông tin bức ảnh trên website của bạn. Bằng cách nào đó bạn cần tối ưu lại website (thêm thuộc tính Alt vào cho bức ảnh)

Các bạn lưu ý: Google không thể tự hiểu ảnh của bạn là gì? Nó chỉ có thể đọc được những ghi chú bạn chèn trong mã HTML trong thẻ ảnh. Ví dụ như thẻ Alt (quan trọng nhất) Title hoặc Caption (trong wordpress). Vì vậy khi post ảnh lên website các bạn cố gắng chèn các ghi chú cho ảnh tại các thẻ đó.

Outline:

  1. Click Outline chọn Show Element Names When Outlining: Để hiển thị ra tên của các thẻ heading (chỉ cần làm 1 lần)
  2. Click Outline Heading: Xem các thẻ Heading có trên website của mình.

Thẻ Heading là gì: Heading trong HTML bao gồm các thẻ như H1 H2 H3 H4 H5 H6. Các bạn có thể hiểu nôm na là Heading giống như chỉ mục của 1 cuốn sách, nó giúp spider của Google hiểu được website mình, bài viết trên website của mình hướng tới điều gì? Nội dung, từ khóa nào….

Nếu như trên website của các bạn đã có các thẻ Heading cũng như thẻ alt cho ảnh thì thật tuyệt… nếu như chưa có thì cần tối ưu lại website càng sớm càng tốt nhé.

 

Tổng hợp

Chủ đề cùng chuyên mục


Thành viên tích cực


Thống kê diễn đàn


Chủ đề:
526
Tin nhắn:
4
Thành viên:
226