Đăng nhập :
Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
Nội quy diễn đàn
Thảo luận tại “Quy định và hướng dẫn tham gia diễn đàn” bởi mcneil, 22.07.2012
Trạng thái chủ đề: Thảo luận
Dương Đình Hiệp ddhiep user
Tham gia ngày: 09.03.2015
Ngày gửi: 21.06.2015
Bài gửi: 189
Xem: 1,679

Bạn thích bài viết này?

Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)

Công ty hợp danh là gì?

Bản chất của công ty hợp danh là công ty trách nhiệm vô hạn, chính vì vậy, luật pháp hạn chế việc huy động vốn trong thị trường dưới hình thức phát hành các chứng khoán (công cụ nợ).

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, thì hiện nay các tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh có thể lựa chọn một trong bốn loại hình doanh nghiệp sau: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là cá nhân, trong đó phải có ít nhất một thành viên hợp danh.

Ngoài thành viên hơp danh có thể có thành viên góp vốn, thành viên hợp danh phải là cá nhân, còn thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị số vốn góp vào công ty.

Thành viên hợp danh có quyền quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, còn thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty.

Trường hợp thành viên góp vốn tham gia quản lý, điều hành công ty, thành viên đó đương nhiên được gọi là thành viên hợp danh, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không được phát hành cổ phiếu.

 

Tài sản của công ty hợp danh:

1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.

2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty.

3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện.

4. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

 

Thủ tục thành lập công ty hợp danh:

Theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp các cá nhân khi tham gia thành lập doanh nghiệp phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.

2. Dự thảo Điều lệ công ty

3. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

 

Cách thức góp vốn:

1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.

2. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

3. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

4. Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Vốn điều lệ của công ty;
  • Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên; loại thành viên;
  • Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;
  • Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
  • Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;
  • Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.

5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.

 

Ưu - nhược điểm của công ty hợp danh:

Kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, do đó tạo được niền tin cho đối tác. Trong trường hợp công ty phá sản, chủ nợ có thể yêu cầu bất cứ thành viên nào thanh toán khoản nợ (điều 134 Luật Doanh nghiệp 2005 về nghĩa vụ của thành viên hợp danh)

Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tin tưởng lẫn nhau.

Trách nhiệm vô hạn và liên đới của các thành viên hợp danh giúp công ty dễ dàng vay vốn ngân hàng trong kinh doanh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp này cũng có một số hạn chế, là nguyên nhân chủ yếu mà cho đến nay loại hình công ty hợp danh vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam

  • Thứ nhất: Phức tạp trong cơ cấu quản lý, vì thành viên trong công ty hợp danh bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau.
  • Thứ hai: Mọi hoạt động đều nhân danh công ty (vì có tư cách pháp nhân) mà trách nhiệm thì lại là vô hạn với thành viên hợp danh nên cũng phần nào hạn chế quyền của nhóm thànhviên này.
  • Thứ ba: Không được phát hành các loại chứng khoán, do đó việc huy động vốn cũng hạn chế hơn

Tóm lại, tùy theo nhu cầu xã hội, mục đích thành lập doanh nghiệp, số vốn cũng như đối tác trong kinh doanh và nhiều vấn đề khác, các tổ chức cá nhân có thể lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

 

Tổng hợp

Chủ đề cùng chuyên mục


Thành viên tích cực


Thống kê diễn đàn


Chủ đề:
526
Tin nhắn:
4
Thành viên:
226