Đăng nhập :
Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
Nội quy diễn đàn
Thảo luận tại “Quy định và hướng dẫn tham gia diễn đàn” bởi mcneil, 22.07.2012
Trạng thái chủ đề: Thảo luận
Dương Đình Hiệp ddhiep user
Tham gia ngày: 09.03.2015
Ngày gửi: 15.03.2015
Bài gửi: 189
Xem: 1,673

Bạn thích bài viết này?

Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)

Bạo lực học đường

Chưa bao giờ học sinh, phụ huynh, giáo viên phải đối mặt với bạo lực học đường nhiều như hiện nay. Bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn xã hội.

 

Trong một khảo sát gần đây của tổ chức phát triển cộng đồng Plan Việt Nam với khoảng 3000 học sinh tại 30 trường tại Hà Nội: kết quả cho thấy, 78% học sinh bị bạo lực học đường như:

bao_luc_hoc_duong

  • Bị tẩy chay
  • Bị đánh giá về ngoại hình, tôn giáo, điều kiện gia đình.
  • Bị gán ghép tên dựa vào ngoại hình, gia cảnh.
  • Bị phạt đứng góc lớp, bị đuổi ra khỏi lớp.
  • Bị sỉ nhục.

bao_luc

Trong một khảo sát khác của trung tâm nghiên cứu giáo dục phổ thông thuộc trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, trong số 297 em học sinh được hỏi: "Hành động phản ứng nếu là nạn nhân của bạo lực học đường?" thì:

  • Có tới 29,6% trả lời rằng: "Sẽ đánh lại."
  • 38,8% trả lời: "Sẽ nói lại".
  • 36,7% lựa chọn: "Về nhà nói lại với người thân".
  • 4% : "Sẽ im lặng, nghỉ học".

 

Theo tiến sĩ tâm lý Trần Thành Nam: "Bạo lực học đường hiện nay được chia ra làm khá nhiều loại:

  • Bạo lực về mặt tinh thần.
  • Bạo lực thể xác.
  • Bạo lực tài chính.
  • Bạo lực tình dục.

 

Đối tượng bị chịu ảnh hưởng ở đây là học sinh, còn đối tượng thực hiện hành vi bạo lực đó không giới hạn ở bạn bè đồng trang lứa, mà có thể cả đội ngũ giáo viên hoặc đội ngũ phục vụ của nhà trường nếu họ có những hành vi xâm phạm đến thể chất, tinh thần cũng như có sự đe dọa về mặt tài chính với đối tượng chịu ảnh hưởng.

bao_luc

Nguyên nhân có thể hiểu cho vấn nạn bạo lực học đường ở đây phần lớn là do mỗi bạn trẻ đều muốn khẳng định vị thế độc tôn của mình, tất cả hành vi của bạn khác xâm phạm đến cái tôi cá nhân đó sẽ khiến khó kiểm soát. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là các bạn diễn giải tình huống va chạm xảy ra, tuy nhiên lại diễn giải nó theo một ý nghĩa mang tính thù địch, một tình huống có thể rất vô tình xảy ra nhưng các bạn lại nghĩ điều đó là do xuất phát từ nguyên nhân thù địch. Mặt khác, nếu bản thân ở trong một gia đình có tính chất nhiều bạo lực thì thường sẽ có hành vi bạo lực hoặc xâm kích đến những người khác.

 

Các hậu quả của bạo lực học đường:

  • Bị tổn thương sức khỏe, tâm thần: Lo lắng, trầm cảm, có thể dẫn đến tự hủy hoạt bản thân như tự hành hạ bản thân... để quên đi nỗi đau hiện tại.
  • Trở thành một người có hành vi bạo lực học đường: Để tự bảo vệ bản thân, họ mong muốn trở nên mạnh hơn để không bị bắt nạt nữa, dẫn đến chính họ cũng mang mầm mống cho bạo lực học đường.

 

Các cách thức giảm bạo lực học đường:

  • Thể hiện thẳng thắn cảm xúc khó chịu ra đối với người đang bắt nạt hoặc chính người đang thù hằn. Bởi khi chúng ta đã thể hiện rõ quan điểm thì ít nhất đó cũng trở thành một rào cản để đối tượng kia biết nếu đến mức đó là mức tôi không chịu được, đừng có vượt quá mức đó.
  • Gia đình, nhà trường phải gần gủi, hiểu tâm lý con cái - học sinh, biết các biểu hiện, hành vi cảm xúc nào là kỳ lạ, là dấu hiệu của việc bắt nạt hoặc bị bắt nạt.
  • Mỗi nhà trường nên có một chuyên gia tâm lý, họ sẽ nhận ra và tìm được chiến lược để giúp người bị ảnh hưởng bởi bạo lực học đường trở lại hòa nhập với môi trường học tập tích cực.

 

Để giảm được bạo lực học đường là một quá trình dài, bởi "nhân chi sơ, tính bản thiện", nếu được nuôi dưỡng đúng cách thì chắc chắn những bạn nhỏ sẽ lớn lên hướng thiện. Và bạo lực học đường sẽ tự nó mất đi, các bạn học sinh sẽ hòa thuận, môi trường giáo dục sẽ yên bình.

 

ddhiep

Chủ đề cùng chuyên mục


Thành viên tích cực


Thống kê diễn đàn


Chủ đề:
526
Tin nhắn:
4
Thành viên:
226