Đăng nhập :
Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
Nội quy diễn đàn
Thảo luận tại “Quy định và hướng dẫn tham gia diễn đàn” bởi mcneil, 22.07.2012
Trạng thái chủ đề: Thảo luận
Dương Đình Hiệp ddhiep user
Tham gia ngày: 09.03.2015
Ngày gửi: 14.03.2015
Bài gửi: 189
Xem: 10,104

Bạn thích bài viết này?

Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)

Kỹ năng nghe giảng

Việc nghe giảng dường như là một công việc quá quen thuộc và thường xuyên đối với các bạn học sinh, sinh viên. Và từ phổ thông lên đại học thì việc nghe giảng cũng có những khác biệt. Chính vì vậy mà một số bạn sinh viên không hiểu sao là mình cũng có nghe giảng nhưng dường như là kém hiệu quả. Vậy để nghe giảng thì các bạn học sinh, sinh viên cần có thêm những kỹ năng gì?

Tôi đã làm một cuộc liệt kê nho nhỏ về các cách nghe giảng không hiệu quả của các bạn sinh viên hiện nay, có thể kể đến gồm:

  • mat_tap_trungGiả vờ nghe giảng: Nhìn bề ngoài, bạn thật sự chăm chú vào bài học cũng như giáo trình. Tuy nhiên, sự thật là lúc đó, tâm hồn bạn không biết đang theo đám mây hồng bay đến chỗ nào rồi.
  • Nghe lúc có lúc không: Xảy ra khi bạn đang mải làm điều gì đó, tuy nhiên bạn lại bị giằng co giữa lương tâm của việc học tập với đam mê sở thích riêng mình. Vì thế xảy ra tình trạng khi lương tâm chiến thắng - bạn nghe giảng, nghe được một lúc, lương tâm yếu bớt và đam mê nổi dậy. Hệ quả là bài học có chỗ bạn hiểu, có chỗ không.
  • Nghe không tập trung được: Bạn có thái độ nghiêm túc trong học tập, nhưng có thể vì một vài nguyên nhân khách quan chẳng hạn như sáng đến học đường mà bạn chưa kịp ăn sáng, đến cuối giờ bụng dạ cồn cào biểu tình đòi ăn, hoặc chẳng hạn bọn bạn bên cạnh nói chuyện ầm ĩ làm mình không nghe rõ lời giảng viên dạy được.
  • mat_tap_trungKhông nghe, ngủ đã: Quá thường xuyên với sinh viên chúng ta, bởi sinh viên thường thức khuya, nên sáng hôm sau cơn buồn ngủ ập đến khiến bạn không thể cưỡng lại được.


Theo tiến sỹ Lê Thái Phong - phó khoa quản trị kinh doanh, đại học Ngoại Thương thì ngoài những nguyên nhân kể trên ra, thì còn một nguyên nhân khác, đó là sức khỏe của người học. Sức khỏe ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nghe. Và tất nhiên nếu bản thân bài giảng chán thì bạn cũng không thích nghe và nếu nghe thì chắc chắn cũng không hiệu quả.

Ở phổ thông, học sinh nghe thụ động là chủ yếu. Tức là ta tiếp thu lượng kiến thức không nhiều, chỉ trong vài cuốn sách và ta gần như chỉ cần cố gắng học thuộc và sau đó trả bài. Còn ở bậc đại học thì kiến thức rất mênh mông, hơn nữa các bạn sinh viên có rất nhiều mối bận tâm ngoài việc học. Cho nên cách nghe ở phổ thông và đại học đương nhiên sẽ khác nhau.

Có rất nhiều bạn sinh viên cố gắng cắm cúi ghi chép toàn bộ những gì giảng viên nói, đặc biệt với những môn lý thuyết bởi các bạn sợ rằng sau này sẽ thi vào phần đó. Tuy nhiên cách này hầu như không hiệu quả, bởi khi chúng ta chăm chú ghi chép là ta đã tự đẩy mình vào thế bị động, không có sự phản hồi. Hay nói cách khác tư duy của ta không có sự phân tích nào, bởi vậy đó không phải là cách hay nhất.

Để chuẩn bị đầy đủ cho việc nghe giảng:

  • Phải chuẩn bị bài ở nhà
  • Bắt buộc phải có giấy, bút. Khi thầy cổ mở rộng về hướng đa chiều hơn so với những nội dung trong slide, chúng ta cần giấy bút để ghi lại phần đó.

 chan_hoc

 

Để nghe tốt:

  • Trước hết ta cần phải có một tâm thế, tức là mình phải chủ động muốn nghe.
  • Phải có kỹ năng nghe tốt, mà muốn thế ta phải mở lòng mình ra, sẵn sàng tiếp nhận những thông tin mới. Nếu mình không mở lòng, tức là mình tự đẩy thông tin ra ngoài và đương nhiên không tiếp nhận được gì.
  • Ghi ý chính của bài giảng chính xác, ngắn gọn
  • Tương tác với giáo viên trong bài giảng, hoặc sau bài giảng. Việc hỏi những câu hỏi với giáo viên sẽ làm bạn tăng thêm chú ý vào việc nghe giảng hơn.
  • Sau bài giảng, nếu có điều gì chưa hiểu không hỏi được trong giờ lên lớp, bạn cũng có thể gửi thư điện tử hoặc gọi điện hỏi giảng viên.

Nghe giảng là một trong những kỹ năng quan trọng, bởi nó rất cần thiết không chỉ trong việc học của các bạn ở trên trường lớp mà còn rất giúp ích cho bọn trong công việc và cuộc sống sau này.

 

ddhiep

Chủ đề cùng chuyên mục


Thành viên tích cực


Thống kê diễn đàn


Chủ đề:
526
Tin nhắn:
4
Thành viên:
226